Chủ tịch BHS Group Nguyễn Thọ Tuyển
Ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS (BHS Group) ví von những biến động hiện tại của thị trường bất động sản với hình ảnh cơn bão. Khi "bão" đổ bộ, những "cây to" – doanh nghiệp lớn sẽ hứng chịu đầu tiên rồi đến các doanh nghiệp nhỏ. Sau đó, mưa như trút nước bào luôn cả cây dại, mặt đất bắt đầu sạt lở. Đó là thời điểm nhà đầu tư cá nhân bắt đầu ngấm đòn “bán tháo” tài sản. Và đáy của thị trường lộ diện!
Khi cơn bão kết thúc, nắng lên, cỏ sẽ mọc đầu tiên, sau đó đến cây nhỏ và sau cùng mới đến các cây to hồi phục. Điều này cũng tương tự thị trường bất động sản, phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, căn hộ thương mại phục vụ nhu cầu ở cấp thiết của người dân sẽ là dòng sản phẩm châm ngòi nổ cho một giai đoạn mới của thị trường bất động sản. Sau đó, bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng, đất nền bắt đầu hình thành chu kỳ mới.
Sau 10 năm, bất động sản lại bước vào một chu kỳ suy thoái mới. Ông có cho rằng, bối cảnh thị trường hiện tại đang dần giống với cuộc khủng hoảng cách đây hơn 10 năm trước?
Hơn 10 năm trước, chúng ta cũng chứng kiến cuộc khủng hoảng bất động sản dẫn đến trạng thái "đóng băng" toàn thị trường. Còn ở thời điểm này, tôi đánh giá thị trường khó lặp lại tình trạng tương tự.
Để mọi người hiểu được bối cảnh, tôi sẽ phân tích kỹ về giai đoạn khủng hoảng bất động sản trước đó. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt ở Mỹ có hai công ty bất động sản lớn nhất phá sản là Barclays và Bank of America dẫn đến ngân hàng Brothers - lớn nhất của Mỹ tài trợ về bất động sản cũng phá sản. Ở Việt Nam, giai đoạn đó chưa gia nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thời điểm đó chúng ta cũng đã chủ động bơm tiền vào thị trường khiến ngoài xã hội bắt đầu dư tiền mặt một lượng khá lớn dẫn đến câu chuyện lạm phát.
Tôi còn nhớ, lãi suất ngân hàng ngày đó đã tăng đến 23- 24%/năm dẫn đến câu chuyện "cây to" hay "cây nhỏ" đều bị ảnh hưởng hết. Cả xã hội gần như dừng lại việc kinh doanh, sản xuất vì làm không lại được lãi suất. Điều này dẫn đến không có ai còn tiền để đầu tư và kể cả còn tiền cũng không có nhu cầu. Bởi thay vì đầu tư kiếm 10-20% lợi nhuận thì gửi tiền vào ngân hàng chắc ăn hơn với lãi suất lên đến 20%/năm.
Còn bối cảnh hiện nay khá là khác. Khác ở chỗ, nguồn cung tiền mặt ở Việt Nam bơm ra ngoài thị trường vẫn ở trong giới hạn. Đặc biệt, ngay từ đầu quý 2, Chính phủ đã chỉ đạo cho NHNN chặn room tín dụng và trong tương lai còn thắt chặt hơn. Thế nên, có thể nói, việc xảy ra khủng hoảng lần này Việt Nam đã sử dụng các phương án đánh chặn từ trước với những nguy cơ từ bên ngoài vào. Cho nên, lãi suất sẽ không thể tăng một cách "phi mã" như lần trước.
Bên cạnh đó, việc lạm phát ở thời điểm hiện tại chủ yếu do các yếu tố đầu vào về nguyên vật liệu của thế giới, không phải do chúng ta đang bị thừa nhiều tiền cần thu về. Hơn nữa, việc tăng lãi suất đâu đó là câu chuyện về tỷ giá chứ không phải là một câu chuyện dài hạn để mà điều tiết nền kinh tế. Do đó, tăng trưởng vẫn tốt đồng nghĩa với việc người dân vẫn có tiền. Và, khi người dân có tiền thì nhu cầu đầu tư khi nào cũng có. Chính vì thế, thị trường sẽ không rơi vào trạng thái đóng băng như 10 năm trở về trước mà sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Hiện nay, thị trường đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu "giảm giá" bất động sản mạnh bằng những chính sách ưu đãi, chiết khấu... Ông có nhận định như thế nào về thực trạng hiện nay?
Tôi nhận thấy những biến động trên thị trường tài chính gần đây đã làm cho tâm lý của cả chủ đầu tư và nhà đầu tư bất động sản rơi vào trạng thái hoảng loạn giống như những nhà đầu tư chứng khoán. Mặc dù biết chứng khoán rẻ nhưng họ vẫn cứ hoảng loạn bán ra.
Và, vấn đề của thị trường hiện nay là tiền mặt, các chủ đầu tư càng lớn càng cần nhiều tiền mặt. Chúng ta dễ dàng nhận thấy bức tranh những "cơ thể" lớn cần nhiều tiền thì sẽ mệt mỏi hơn "cơ thể" nhỏ. Cũng giống như trong cơn bão, cây to sẽ bị ảnh hưởng đầu tư. Hiện, các chủ đầu tư lớn đang có xu hướng tìm mọi cách thu dòng tiền về.
Chính vì vậy, một loạt các sản phẩm của chủ đầu tư lớn đưa ra các phương án khuyến mại kích cầu, thậm chí đưa ra nhiều ưu đãi chưa từng có giảm giá đến một nửa giá trị sản phẩm nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc làm này cũng đang không có sự thành công lắm.
- Giá bất động sản phía Nam sẽ ra sao năm 2023?
- Giá đất 5 huyện ven TP HCM giảm mạnh
- Sống sang không đến từ sự xa xỉ của Công Trí và Tổng giám đốc
- Lợi thế đầu tư bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực
- Bất động sản được kỳ vọng phục hồi trong 2023
- Tiềm năng của bất động sản Bảo Lộc
- Những sai lầm thường gặp của nhà đầu tư bất động sản mới
- Sức hút mô hình nhà ở kiêm văn phòng
- Shark Hưng chia sẻ về mô hình định giá bất động sản mới
- Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản: Thị trường chưa khủng hoảng